Hệ thống phanh ABS - Sự khác biệt giữa phanh có ABS và phanh thường

Phanh ABS (Anti-Locking Brake System) hay còn gọi là hệ thống phanh chống bó cứng ngày nay đã không còn xa lạ với những người sử dụng xe. Là hệ thống chống bó cứng phanh với cơ chế bám-nhả liên tục giúp cho xe tránh bị mất lực bám ngang gây hiện tượng trượt.

Hãng Bosch của Đức đã có ý tưởng và phát triển hệ thống này từ thập niên 1930 và phải mất khoảng 50 năm ABS mới được áp dụng trên xe ô tô. Đầu tiên là dòng xe S-serie của Mercedes-Benz vào năm 1978, còn chiếc mô tô đầu tiên sử dụng ABS là BMW K100 đời 1988. Cho đến nay, ABS đã ngày càng được cải tiến rất nhiều và đã có mặt trong hầu hết các loại xe lưu hành trên đường phố.


Hoạt động

Nếu xe không có ABS, trong trường hợp khẩn cấp cần phanh gấp hoặc xe đi trên đường trơn trượt, má phanh sẽ dính chặt vào đĩa phanh làm cho bánh xe không quay (khóa bánh xe), mất độ bám dẫn đến tai nạn.



Cấu tạo hệ thống phanh không trang bị ABS

Chính vì thế, ABS sẽ hỗ trợ bằng cách bóp-nhả liên tục, hạn chế lực tác động vào đĩa phanh khi người lái bóp hoặc đạp phanh quá nhanh, lực quá lớn và đảm bảo bánh xe vẫn quay. Sau khi tránh được tình huống nguy hiểm, hệ thống sẽ sử dụng lực phanh lớn nhất để xe dừng lại hẳn.

Về cơ bản, các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm 1 máy tính (ECU), 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh, bơm thủy lực và các van điều chỉnh lực phanh.

Khi ECU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, nó sẽ tự động giảm áp suất tác động lên phanh. Tương tự nếu một trong các bánh quay quá nhanh, phanh cũng tác động lực lớn hơn tới bánh xe đó. Thông thường ABS nhấn – nhả piston khoảng 15 lần mỗi giây. Nhờ đó khi xảy ra các tình huống khẩn cấp hệ thống ABS sẽ giúp người lái có thể kiểm soát chu trình chuyển động trong suốt quá trình phanh.



Cấu tạo hệ thống phanh có ABS

Trong những điều kiện xe chạy và phanh bình thường, người lái sẽ không cảm thấy sự khác biệt giữa một hệ thống có và hệ thống tiêu chuẩn không có ABS. Chỉ trong những lúc thắng gấp, ABS mới phát huy tác dụng, khi đó bàn đạp phanh sẽ rung mạnh với những cái nhồi gấp hơn, tiếp nối bởi một tiếng “click” nghe thấy khá rõ ràng.



Sự khác nhau giữa xe có và không ABS

Tại châu Âu, các xe sản xuất và bán ra từ 2016 có dung tích xi-lanh trên 125 phân khối bắt buộc phải có hệ thống chống bó cứng phanh ABS.

Tuy nhiên, cùng với cảm giác an toàn gia tăng, đôi khi người lái có tâm lý ỷ lại, mất cảnh giác và sự cẩn trọng cần thiết khi lái xe. Luôn đạp mạnh và không nhồi chân phanh khi xe được trang bị hệ thống này.

Video về sự khác biệt giữa phanh có trang bị ABS và phanh thường:

إرسال تعليق (0)
أحدث أقدم