Hôm trước mình có cùng với nhiều anh em khác từ HN, SG và Đà Nẵng tham gia chạy thử chiếc xe Jupiter FI mới của Yamaha từ Huế vào Đà Nẵng. Mặc dù quãng đường chạy chỉ có hơn 100 cây số nhưng mình đã cố gắng “chơi đủ bài” với chiếc xe này để thử hết các khả năng và sức mạnh của nó. Sau đây là một vài đánh giá và cảm nhận của mình sau 1 ngày và 142 km chạy xe.
Trong bài này mình sẽ không bàn về ngoại hình của chiếc xe mà sẽ để các bạn tự cảm nhận. Riêng mình thì thấy nó khá giống chiếc Exciter nên ngoại hình cũng có phần thể thao và nam tính.
Cảm giác lái, tư thế ngồi
Ngồi thoải mái, dễ lái, xe nhẹ, đó là đặc điểm chung của dòng xe số phổ thông và chiếc Jupiter FI này cũng vậy. Tuy nhiên cần đạp số của xe hơi cao và đặt chúi về phía trước nên tạo cho người lái một cảm giác hơi… kỳ. Từ vị trí này, chân trái của người lái sẽ tựa vào phần sau của cần số khá nhiều nên có cảm giác chắc chắn hơn, thấy “phiêu” hơn. Tuy nhiên, cũng do cần đạp số chúi nhiều về phía trước và khi đạp số tới cần phải đạp hơi sâu nên mỗi lần lên số sẽ thấy hơi bất tiện một chút. Còn khi trả số thì rất dễ dàng, chỉ cần nhấn nhẹ gót một phát là xe sẽ gồng lền ngay tức thì.
Thật ra với quãng đường chỉ có hơn 140 km thì cũng khó mà đánh giá một cách đầy đủ được cảm giác ngồi xe khi đi đường dài. Đối với mình thì sau khi đi hết chặng đường vẫn thấy khá thoải mái, không bị mỏi lưng, vai hoặc là tay. Cảm giác điều khiển xe nếu đi trong thành phố dưới 60km/h là rất tốt, xe nhẹ (104 kg) nên điều khiển rất dễ, tay lái nhẹ nên nam hay nữ đều có thể chạy được. Tiếng pô xe khi chạy cho cảm giác ấm, êm, không to. Còn khi tăng tốc từ 80km/h trở lên thì xe bắt đầu cho thấy một vài điểm không mong muốn, tính ổn định của xe bắt đầu giảm và không còn cho cảm giác lái an toàn như dưới 60km/h.
Xe chạy rất êm và an toàn ở vận tốc dưới 60 km/h, từ 60 lên 80km/h mình tăng khá nhanh nên không cảm giác được gì nhiều trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, bắt đầu từ mức 80km/h trở đi thì xe bắt đầu kém ổn định, trọng lượng 104 kg của nó không đủ để giữ cho chiếc xe được đầm khi đi với vận tốc cao, cho nên ở vận tốc này xe bắt đầu chuyển sang “chế độ” bồng bềnh và làm cho người lái cảm thấy chùn tay ga (mà thật ra là sợ té). Và vì chuyến này mình đi theo đoàn (hơn 30 xe), thời tiết không được tốt (mưa suốt chuyến đi), đường ướt, bánh xe lại nhỏ nên mình không thể (và cũng không muốn) chạy hết ga vì có thể sẽ gây nguy hiểm cho cả đoàn. 85km/h là vận tốc cao nhất mà mình đã chạy với chiếc Jupiter FI ngày hôm qua nhưng đó chỉ là mới vặn khoảng một nửa tay ga mà thôi, ga còn rất nhiều và cảm giác xe vẫn còn có thể tiếp tục tăng tốc, trong lòng mình cũng rất rạo rực muốn coi thử coi vận tốc tối đa của nó là bao nhiêu, cái động cơ dưới mông mình nó cứ gầm gừ lên mãi mỗi khi vặn ga, như là muốn hối mình “lên nữa đi anh, còn nữa mà”, nhưng, vì an toàn cho mình và cho mọi người, mình xin giảm ga xuống nhé.
Sức mạnh: mạnh đó
Xe được trang bị động cơ 4 thì 1 xy-lanh, 115 phân khối, SOHC, hộp số 4 cấp, làm mát bằng không khí và đặc biệt nó còn là chiếc xe số phổ thông đầu tiên của Yamaha được trang bị hệ thống phun xăng điện tử (FI). Khả năng bốc của xe được thể hiện từ số 1 cho đến cả số 4 của xe. Xe đề pa tốt, tăng tốc nhanh và mặc dù đang chạy số 4 nhưng xe vẫn còn cho khả năng tăng tốc khá cao, hay khi mỗi lần mình ép côn (bằng cần đạp số) để “thử lửa” em nó thì chiếc xe vẫn có thể chồm lên phía trước khá nhiều.
Xe dễ dàng tăng tốc từ 0-60km/h chỉ trong vài giây, mình không nhớ rõ chính xác là bao nhiêu nhưng chắc chắn là chưa tới 5 giây. Khi ở vận tốc 60km/h, chỉ cần vặn ga thêm một chút là xe sẽ tăng lên 80km/h rất nhanh, chính trọng lượng nhẹ đã giúp cho xe tăng tốc khá nhanh trong giai đoạn này và từ 80 trở lên thì điều kiện hôm qua không cho phép mình thử tiếp.
Điểm đáng chú ý nhất của ngày chạy thử là đoạn leo đèo Hải Vân để vào Đà Nẵng. Đèo Hải Vân tuy khá bằng phẳng, không quá hiểm trở nhưng cũng có vài ba khúc cua tay áo với đường đi ngược lên khá dốc. Tuy nhiên chỉ cần đạp số trả về số 2 là xe có thể leo lên dễ dàng, sau đó dùng số 3 để tăng tốc trở lại. Toàn bộ quá trình giảm tốc (để chuẩn bị vào cua), trả số (để lấy sức kéo), nghiêng xe (để ôm cua) sau đó dựng đứng xe lên lại tư thế ban đầu và vào số mới (để tăng tốc khi ra cua) diễn ra khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Những khúc cua leo đèo gần như không tạo được khó khăn nào cho Jupiter FI, chỉ là gần như thôi nhé chứ không phải không có khó khăn đâu.
Mặc dù phanh đĩa của bánh trước và phanh tang trống (bố thắng) của bánh sau làm việc khá hiệu quả khi ta phân bổ lực thắng đều ở cả 2 tay nhưng do bánh sau có tiết diện nhỏ (80/90-17) nên bạn đừng quá liều mình mà thi triển tài năng tay lái lụa, nhất là khi đường ướt hoặc ôm cua gấp vì sẽ rất dễ ngã (nói vậy chứ hôm qua mặc dù trời mưa nhưng các bác tham gia chạy thử xe cũng ôm cua ngọt lắm). Có điều kiện thì ta nên thay lốp to hơn vì mâm 17″ rất phổ biến ở Việt Nam nên không khó để tìm mua lốp sau kích thước lớn cho xe.
Đó là khi xe leo dốc, còn lúc leo dốc cũng làm tim mình phải đập thêm vài nhịp một phút. Do động cơ chỉ có 4 số, động cơ lại mạnh nên bước số ở mỗi cấp khá dài, nhất là cấp số 3 và số 4. Mặc dù những con đèo mình đi không quá dốc nhưng xe vẫn có thể lao đi rất nhanh nếu người lái cắt côn (đạp và nhấn giữ cần số). Chưa kể mỗi lần vít ga dù cho một ít thôi thì xe cũng chồm tới khá nhiều. Nếu bạn làm quen được với những đặc tính này của nó, biết tận dụng trớn ngon lành thì đảm bảo chiếc xe sẽ vô cùng tiết kiệm xăng. Riêng mình lúc chạy thử xe đã thầm nhủ với lòng rằng sẽ không chạy xe theo kiểu tiết kiệm xăng (mục đích là để thử hết sức mạnh của xe), tức là liên tục ép số, ép ga suốt quãng đường, tăng tốc gấp, vặn ga theo kiểu thúc ép rồi còn nẹt pô ì xèo nhưng rốt cuộc sau chuyến đi, kiểm tra thì thấy xe chỉ ăn có đúng 2 lít xăng trên tổng quãng đường 142 cây số, tức mỗi lít xăng chạy được đến 71 km. Và con số này vẫn chưa phải là cao nhất trong chuyến đi hôm đó, đọc tiếp phần bên dưới để coi kết quả chung cuộc nhé.
Nhìn chung, đối với một chiếc xe số phổ thông có FI mà đạt được sức mạnh như thế là quá tốt. Đề pa ngon, tăng tốc tốt, leo đèo OK.
Khả năng tiết kiệm xăng: cao đến khó tin
Với khả năng lái xe theo kiểu “phá xăng” như mình đã nói ở trên mà còn chạy được 71km/lít thì bạn có thể thấy Jupiter FI nó tiết kiệm xăng cỡ nào. Trong đoàn có tổng cộng 30 chiếc Jupiter FI, sau khi đến đích thì BTC bốc thăm ngẫu nhiên ra 10 chiếc để tiến hành đo xăng. Sau đây là cách đo xăng, được tiến hành như sau:
Dựng xe chống đứng, để xe ngang bằng với mặt đất, dùng 1 cây thước thủy đặt lên thùng xăng xe để đảm bảo xe đang ở vị trí cân bằng nhất, từ đó mới đo lượng xăng được chính xác nhất.
Dùng các ống thủy tinh, dung lượng 1 lít để tiến hành đổ xăng cho các xe sau chuyến đi.
Phía trên nắp xăng người ta sẽ đặt 1 thanh sắt lõm xuống để biết khi nào xăng đã được đổ đầy bình, khi xăng bắt đầu chạm vào thanh sắt này thì sẽ bắt đầu ngưng đổ.
Cuối cùng người ta sẽ tính coi đã đổ bao nhiêu bình 1 lít tất cả, trên bình có thước đo để tính các số lẻ.
Quá trình đo xăng được làm trực tiếp với sự có mặt của tất cả các anh em để đảm bảo tính khách quan cao nhất.
Quãng đường đi từ Huế vào Đà Nẵng (tính bằng thiết bị GPS rời gắn theo xe trong đoàn) là 142,5 km, bao gồm cả đường trong thành thị, đường trường và đường đèo (đèo Hải Vân và đèo Phước Tượng). Thời tiết hôm đó khá lạnh do trời mưa, mưa suốt cả chuyến đi, mình mặc 1 chiếc áo thun bên trong, 1 cái áo da dày cộm bên ngoài rồi thêm 1 cái áo gió nữa, găng tay đầy đủ mà vẫn còn cảm thấy lạnh. Tốc độ trung bình của đoàn xe trong thành phố là khoảng 30km/h, đường trường khoảng 55 km/h còn lúc leo đèo thì… thả ga, ai muốn chạy nhiêu thì chạy vì lúc này cũng khó đi theo trật tự cũ. Đặc biệt đoạn từ thành phố Đà Nẵng đến khu nghỉ dưỡng Sunrise Hoi An Beach Resort do đường đẹp, vắng nên nhiều anh em (trong đó có mình) tha hồ chạy, xe có nhiêu chạy nhiêu, đây cũng là đoạn có tốc độ trung bình cao nhất của cả chuyến đi.
Xe mình được kiểm tra đầu tiên, do chạy “ẩu” nên mình cũng không trông đợi kết quả sẽ cao nhưng mình rất bất ngờ khi kết quả cho thấy xe chỉ dùng có 2 lít xăng cho 142 km, tức là mỗi lít đi được tới 71 km. Những tưởng mình đã là cao nhất nhưng không ngờ sau khi đo hết 10 xe, xe mình chỉ đứng thứ… 7/10 mà thôi. Trong đó xe chạy ít hao xăng nhất có thành tích lên tới 82,19 km/lít, một con số cao đến khó tin.
Tuy nhiên cũng không thể không nhắc đến các yếu tố rất thuận lợi cho việc tiết kiệm nhiên liệu như thời tiết mát lạnh, làm cho xe vận hành êm ái, xe đi với tốc độ cao, trung bình khoảng 50km/h, ít khi dừng xe (cả chuyến chỉ dừng có 3, 4 lần), đoạn đường đèo khá ngắn (khoảng 20 km, tức chưa tới 1/7 tổng chiều dài quãng đường), đi thành đoàn dài nên duy trì được vận tốc tốt và đều, xe mới tinh, người lái cố tình chạy xe theo kiểu tiết kiệm xăng (tận dụng trớn, thả dốc) … nên việc chạy được 82km/lít là điều cũng có thể đạt được.
Kết luận
Xe thích hợp để đi trong thành phố với động cơ mạnh mẽ có thể tăng tốc nhanh. Trong thành phố thì ta cũng ít khi có thể chạy nhanh hơn mức 60 km/h. Đây cũng là mốc mà xe vừa có thể vận hành tốt vừa cho độ ổn định cao nhất, xe không rung lắc, máy đầm và vận hành nhẹ nhàng. Nếu bạn ham thích tốc độ thì Jupiter FI cũng có thể đáp ứng tới mức mà mình nghĩ là khá đáng khen đối với 1 chiếc xe số dòng phổ thông và có FI. Để so sánh, mình có tìm hiểu về chiếc Jupiter Z1, vốn là một phiên bản khác của Jupiter FI bên thị trường Malaysia với động cơ gần như giống hệt nhau, chiếc Z1 có thể tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong vòng có 13-14 giây và vận tốc tối đa mà nó có thể đạt được là ~115 km/h. Tuy nhiên mình khuyến cáo là không nên thử vận tốc tối đa của xe vì sẽ rất nguy hiểm.
Ưu điểm
Xe nhẹ, dễ điều khiển
Máy đầm, pô êm
Động cơ mạnh, tăng tốc nhanh, xe bốc
Rất ít hao xăng
Nhược điểm
Bắt đầu giảm tính ổn định từ mức 80km/h trở lên
Cần đạp số về phía trước hơi sâu
Nguồn: Sưu tầm
Trong bài này mình sẽ không bàn về ngoại hình của chiếc xe mà sẽ để các bạn tự cảm nhận. Riêng mình thì thấy nó khá giống chiếc Exciter nên ngoại hình cũng có phần thể thao và nam tính.
Cảm giác lái, tư thế ngồi
Ngồi thoải mái, dễ lái, xe nhẹ, đó là đặc điểm chung của dòng xe số phổ thông và chiếc Jupiter FI này cũng vậy. Tuy nhiên cần đạp số của xe hơi cao và đặt chúi về phía trước nên tạo cho người lái một cảm giác hơi… kỳ. Từ vị trí này, chân trái của người lái sẽ tựa vào phần sau của cần số khá nhiều nên có cảm giác chắc chắn hơn, thấy “phiêu” hơn. Tuy nhiên, cũng do cần đạp số chúi nhiều về phía trước và khi đạp số tới cần phải đạp hơi sâu nên mỗi lần lên số sẽ thấy hơi bất tiện một chút. Còn khi trả số thì rất dễ dàng, chỉ cần nhấn nhẹ gót một phát là xe sẽ gồng lền ngay tức thì.
Thật ra với quãng đường chỉ có hơn 140 km thì cũng khó mà đánh giá một cách đầy đủ được cảm giác ngồi xe khi đi đường dài. Đối với mình thì sau khi đi hết chặng đường vẫn thấy khá thoải mái, không bị mỏi lưng, vai hoặc là tay. Cảm giác điều khiển xe nếu đi trong thành phố dưới 60km/h là rất tốt, xe nhẹ (104 kg) nên điều khiển rất dễ, tay lái nhẹ nên nam hay nữ đều có thể chạy được. Tiếng pô xe khi chạy cho cảm giác ấm, êm, không to. Còn khi tăng tốc từ 80km/h trở lên thì xe bắt đầu cho thấy một vài điểm không mong muốn, tính ổn định của xe bắt đầu giảm và không còn cho cảm giác lái an toàn như dưới 60km/h.
Sức mạnh: mạnh đó
Xe được trang bị động cơ 4 thì 1 xy-lanh, 115 phân khối, SOHC, hộp số 4 cấp, làm mát bằng không khí và đặc biệt nó còn là chiếc xe số phổ thông đầu tiên của Yamaha được trang bị hệ thống phun xăng điện tử (FI). Khả năng bốc của xe được thể hiện từ số 1 cho đến cả số 4 của xe. Xe đề pa tốt, tăng tốc nhanh và mặc dù đang chạy số 4 nhưng xe vẫn còn cho khả năng tăng tốc khá cao, hay khi mỗi lần mình ép côn (bằng cần đạp số) để “thử lửa” em nó thì chiếc xe vẫn có thể chồm lên phía trước khá nhiều.
Xe dễ dàng tăng tốc từ 0-60km/h chỉ trong vài giây, mình không nhớ rõ chính xác là bao nhiêu nhưng chắc chắn là chưa tới 5 giây. Khi ở vận tốc 60km/h, chỉ cần vặn ga thêm một chút là xe sẽ tăng lên 80km/h rất nhanh, chính trọng lượng nhẹ đã giúp cho xe tăng tốc khá nhanh trong giai đoạn này và từ 80 trở lên thì điều kiện hôm qua không cho phép mình thử tiếp.
Mặc dù phanh đĩa của bánh trước và phanh tang trống (bố thắng) của bánh sau làm việc khá hiệu quả khi ta phân bổ lực thắng đều ở cả 2 tay nhưng do bánh sau có tiết diện nhỏ (80/90-17) nên bạn đừng quá liều mình mà thi triển tài năng tay lái lụa, nhất là khi đường ướt hoặc ôm cua gấp vì sẽ rất dễ ngã (nói vậy chứ hôm qua mặc dù trời mưa nhưng các bác tham gia chạy thử xe cũng ôm cua ngọt lắm). Có điều kiện thì ta nên thay lốp to hơn vì mâm 17″ rất phổ biến ở Việt Nam nên không khó để tìm mua lốp sau kích thước lớn cho xe.
Đó là khi xe leo dốc, còn lúc leo dốc cũng làm tim mình phải đập thêm vài nhịp một phút. Do động cơ chỉ có 4 số, động cơ lại mạnh nên bước số ở mỗi cấp khá dài, nhất là cấp số 3 và số 4. Mặc dù những con đèo mình đi không quá dốc nhưng xe vẫn có thể lao đi rất nhanh nếu người lái cắt côn (đạp và nhấn giữ cần số). Chưa kể mỗi lần vít ga dù cho một ít thôi thì xe cũng chồm tới khá nhiều. Nếu bạn làm quen được với những đặc tính này của nó, biết tận dụng trớn ngon lành thì đảm bảo chiếc xe sẽ vô cùng tiết kiệm xăng. Riêng mình lúc chạy thử xe đã thầm nhủ với lòng rằng sẽ không chạy xe theo kiểu tiết kiệm xăng (mục đích là để thử hết sức mạnh của xe), tức là liên tục ép số, ép ga suốt quãng đường, tăng tốc gấp, vặn ga theo kiểu thúc ép rồi còn nẹt pô ì xèo nhưng rốt cuộc sau chuyến đi, kiểm tra thì thấy xe chỉ ăn có đúng 2 lít xăng trên tổng quãng đường 142 cây số, tức mỗi lít xăng chạy được đến 71 km. Và con số này vẫn chưa phải là cao nhất trong chuyến đi hôm đó, đọc tiếp phần bên dưới để coi kết quả chung cuộc nhé.
Nhìn chung, đối với một chiếc xe số phổ thông có FI mà đạt được sức mạnh như thế là quá tốt. Đề pa ngon, tăng tốc tốt, leo đèo OK.
Khả năng tiết kiệm xăng: cao đến khó tin
Với khả năng lái xe theo kiểu “phá xăng” như mình đã nói ở trên mà còn chạy được 71km/lít thì bạn có thể thấy Jupiter FI nó tiết kiệm xăng cỡ nào. Trong đoàn có tổng cộng 30 chiếc Jupiter FI, sau khi đến đích thì BTC bốc thăm ngẫu nhiên ra 10 chiếc để tiến hành đo xăng. Sau đây là cách đo xăng, được tiến hành như sau:
Dựng xe chống đứng, để xe ngang bằng với mặt đất, dùng 1 cây thước thủy đặt lên thùng xăng xe để đảm bảo xe đang ở vị trí cân bằng nhất, từ đó mới đo lượng xăng được chính xác nhất.
Dùng các ống thủy tinh, dung lượng 1 lít để tiến hành đổ xăng cho các xe sau chuyến đi.
Phía trên nắp xăng người ta sẽ đặt 1 thanh sắt lõm xuống để biết khi nào xăng đã được đổ đầy bình, khi xăng bắt đầu chạm vào thanh sắt này thì sẽ bắt đầu ngưng đổ.
Cuối cùng người ta sẽ tính coi đã đổ bao nhiêu bình 1 lít tất cả, trên bình có thước đo để tính các số lẻ.
Quá trình đo xăng được làm trực tiếp với sự có mặt của tất cả các anh em để đảm bảo tính khách quan cao nhất.
Quãng đường đi từ Huế vào Đà Nẵng (tính bằng thiết bị GPS rời gắn theo xe trong đoàn) là 142,5 km, bao gồm cả đường trong thành thị, đường trường và đường đèo (đèo Hải Vân và đèo Phước Tượng). Thời tiết hôm đó khá lạnh do trời mưa, mưa suốt cả chuyến đi, mình mặc 1 chiếc áo thun bên trong, 1 cái áo da dày cộm bên ngoài rồi thêm 1 cái áo gió nữa, găng tay đầy đủ mà vẫn còn cảm thấy lạnh. Tốc độ trung bình của đoàn xe trong thành phố là khoảng 30km/h, đường trường khoảng 55 km/h còn lúc leo đèo thì… thả ga, ai muốn chạy nhiêu thì chạy vì lúc này cũng khó đi theo trật tự cũ. Đặc biệt đoạn từ thành phố Đà Nẵng đến khu nghỉ dưỡng Sunrise Hoi An Beach Resort do đường đẹp, vắng nên nhiều anh em (trong đó có mình) tha hồ chạy, xe có nhiêu chạy nhiêu, đây cũng là đoạn có tốc độ trung bình cao nhất của cả chuyến đi.
Xe mình được kiểm tra đầu tiên, do chạy “ẩu” nên mình cũng không trông đợi kết quả sẽ cao nhưng mình rất bất ngờ khi kết quả cho thấy xe chỉ dùng có 2 lít xăng cho 142 km, tức là mỗi lít đi được tới 71 km. Những tưởng mình đã là cao nhất nhưng không ngờ sau khi đo hết 10 xe, xe mình chỉ đứng thứ… 7/10 mà thôi. Trong đó xe chạy ít hao xăng nhất có thành tích lên tới 82,19 km/lít, một con số cao đến khó tin.
Tuy nhiên cũng không thể không nhắc đến các yếu tố rất thuận lợi cho việc tiết kiệm nhiên liệu như thời tiết mát lạnh, làm cho xe vận hành êm ái, xe đi với tốc độ cao, trung bình khoảng 50km/h, ít khi dừng xe (cả chuyến chỉ dừng có 3, 4 lần), đoạn đường đèo khá ngắn (khoảng 20 km, tức chưa tới 1/7 tổng chiều dài quãng đường), đi thành đoàn dài nên duy trì được vận tốc tốt và đều, xe mới tinh, người lái cố tình chạy xe theo kiểu tiết kiệm xăng (tận dụng trớn, thả dốc) … nên việc chạy được 82km/lít là điều cũng có thể đạt được.
Kết luận
Xe thích hợp để đi trong thành phố với động cơ mạnh mẽ có thể tăng tốc nhanh. Trong thành phố thì ta cũng ít khi có thể chạy nhanh hơn mức 60 km/h. Đây cũng là mốc mà xe vừa có thể vận hành tốt vừa cho độ ổn định cao nhất, xe không rung lắc, máy đầm và vận hành nhẹ nhàng. Nếu bạn ham thích tốc độ thì Jupiter FI cũng có thể đáp ứng tới mức mà mình nghĩ là khá đáng khen đối với 1 chiếc xe số dòng phổ thông và có FI. Để so sánh, mình có tìm hiểu về chiếc Jupiter Z1, vốn là một phiên bản khác của Jupiter FI bên thị trường Malaysia với động cơ gần như giống hệt nhau, chiếc Z1 có thể tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong vòng có 13-14 giây và vận tốc tối đa mà nó có thể đạt được là ~115 km/h. Tuy nhiên mình khuyến cáo là không nên thử vận tốc tối đa của xe vì sẽ rất nguy hiểm.
Ưu điểm
Xe nhẹ, dễ điều khiển
Máy đầm, pô êm
Động cơ mạnh, tăng tốc nhanh, xe bốc
Rất ít hao xăng
Nhược điểm
Bắt đầu giảm tính ổn định từ mức 80km/h trở lên
Cần đạp số về phía trước hơi sâu
Nguồn: Sưu tầm